Total connection

  • 1
  • 0
  • 5
  • 7
  • 2
  • 1
  • 9
  • 3

fanpage An Phúc Thành fanpage An Phúc Thành

1 giờ của trẻ tự kỷ với cha mẹ bằng 2 giờ với chuyên gia

Special New

Con cần được chơi cùng bố mẹ, bố mẹ cần bổ xung kỹ năng chơi với con bố mẹ sẽ giúp con tốt hơn cả chuyên gia.

Date: Sat Aug 19 09:47:21 GMT 2017

Phần nhiều các bậc phục huynh đều cho rằng con mắc bệnh tự kỷ rồi, vấn đề này nằm ngoài khả năng của mọi thành viên trong gia đình, vì nuôi dạy một trẻ bình thường thời hiện đại này đã khó, giờ làm sao để nuôi dạy một trẻ tự kỷ thành công. Và phản ứng chung của mọi người là tìm đến các cơ sở chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ. Nhưng chúng tôi vẫn khẳng định một giờ con được làm việc của bố mẹ có thể bằng 2 giờ con được làm việc với nhà chuyên môn.

Giờ bố mẹ hãy cùng tôi bóc tách những vấn đề.

1.  Không ai hiểu con bạn bằng chính bạn

Bố mẹ là người sinh con ra, nuôi dạy con cho tới lúc gặp nhà chuyên môn, bố mẹ hiểu con ăn uống, ngủ nghỉ, chơi đùa ra sao rõ hơn những chuyên gia đang ngồi trước mặt bố mẹ rất nhiều. Chỉ có điều bố mẹ thiếu thước đo, thiếu bình tính, mất tự chủ và thiếu tự tin khi đối mặt với vấn đề của con.

Có một điều ngược lại cũng rất quan trọng ở đây là con bạn không điều khiển ai giỏi bằng điều khiển ông bà, bố mẹ. Trong chuyên môn các Thầy gọi là con “biết chia để trị”. Tại sao trẻ cứ gần mẹ hay những người vốn được cho là rất yêu thương trẻ thì trẻ lại thường có nhiều hành vi hơn, ăn vạ, mè nheo, kéo tóc, đòi bế…. Và tôi biết các bạn đang lờ mờ hiểu ra được điều này.

Dù rất hiểu con nhưng chính bạn lại loay hoay không biết làm thế nào, cách đang làm hiện tại là đúng hay sai, và nếu là cách khách thì làm như thế nào? Chỉ đơn cử như hành động trẻ không may bị ngã và khóc, cả nhà giật mình với câu “úi, hay ôi”. Sự giật mình và phóng chiếu cái xúc cảm qua ngôn từ “úi, hay ôi” kia đã làm trẻ giật mình và trẻ hoảng sợ, trẻ khóc to hơn và bà ra bế cháu, xoa hết chỗ này chỗ khác, đánh chừa từ cái bàn đến cái ghế, lấy từ chiếc ô tô đồ chơi, điện thoại, bim bim, …. để dỗ sao cho trẻ thôi khóc. Và trẻ học được bài học không chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

Nếu các bạn học để hỗ trợ con bạn tốt hơn, tôi tin bạn sẽ làm tốt hơn chuyên gia. Sự thật đã chứng minh, nhiều bà mẹ sau khi biết con không may bị tự kỷ thì đã bỏ việc, tìm mọi cách để hỗ trợ con, thậm chí không bào giờ để cho con có thời gian trống để chơi một mình. Và kết quả cũng không phụ công các mẹ.

2.  Không ai yêu thương con bạn hơn chính bạn

Những nhà chuyên môn được đào tạo để giúp bạn và con bạn giải quyết được vấn đề có liên quan đến con bạn trong cuộc sống. Tình thương họ dành cho con bạn – có, trách nhiệm hỗ trợ con bạn – có. Nhưng những nụ hôn, những cái thơm, những sự chơi đùa bế bồng không thể thay được tình yêu thương của bố mẹ dành cho con được.

Không thể đặt lên bàn cân để cân tình cảm yêu thương, nhưng có một điều chắc chắn không ai yêu thương con bạn hơn chính bạn. Có điều bạn đã có thể rơi vào một trạng thái “yêu thương mù quáng” với con bạn. Yêu thương không chỉ là cho, không chỉ là thỏa mãn, mà càng cho không điều kiện, càng thỏa mãn quá đáng thì càng vô cùng tai hại với trẻ. Bạn cần học cách yêu thương có điều kiện. Đừng bao giờ sợ tiếng khóc của trẻ, nếu bạn sợ tiếng khóc của trẻ bạn sẽ phải nghe nó suốt đời, và sẽ còn nhiều vấn đề kéo theo từ tiếng khóc của trẻ.

Cần xây dựng hệ thống những nguyên tắc ứng xử trong hành vi, và thống nhất toàn thể gia đình phải thực hiện nó nghiêm ngặt. Hãy bằng tình yêu thương cộng thêm học hỏi kiến thức và luôn ghi nhớ 3 từ hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn, và kiên nhẫn. Vì trẻ thực sự bị rối loạn, không phải trẻ dùng ý thức để chống đối lại hành vi xã hội, nên nếu càng phạt trẻ sẽ càng khó làm bạn với trẻ. Và nếu không làm bạn với trẻ được thì đừng bao giờ nghĩ sẽ giúp được trẻ vượt qua cái gì đó trong khó khăn của trẻ.

3.  Không ai theo sát con bạn hơn chính bạn

Dù thế nào thì bạn vẫn phải luôn đi theo sát con của bạn trong suốt cuộc đời của bạn. Bạn không thể đùn đây trách nhiệm, không chê bai, không đổ lỗi, càng không ăn vạ chỉ vì bạn đã đưa con đi quá nhiều cơ sở, mất quá nhiều năm, mất quá nhiều tiền và giờ con bạn vẫn còn quá nhiều vấn đề cần nói tới. Thậm chí nhiều kỹ năng đã bị thụt lùi đi so với lúc cháu 3-4 tuổi. Câu hỏi chính cần phải đặt ra không phải với nhà chuyên môn mà với chính bản thân bạn.

Chúng tôi ở đây với tư cách là những nhà chuyên môn để giúp bạn và con bạn được tốt hơn. Bạn có thể tin tưởng và gửi con bạn cho chúng tôi trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng chúng tôi cũng yêu cầu bạn cần phải phối hợp với chúng tôi vì chúng tôi cũng còn nhiều trẻ khác, và cũng có những giới hạn của mình.

Ngoài chúng tôi các bạn cũng nên thường xuyên đọc thêm thông tin, gọi điện hoặc đến gặp thêm nhiều những chuyên gia khác để các bạn có cái nhìn tường minh hơn về trẻ. Cũng như theo sát con của mình tốt hơn.

4.  Không ai thay thế vị trí của bố mẹ với con cái.

Đã có nhiều bố mẹ tự cho rằng mình không có chuyên môn để giúp đỡ con. Nhưng đã rất nhiều bố mẹ bỏ ra từ những giờ nghỉ ngơi ở cơ quan, đến bỏ cả việc của cơ quan để làm “cái gì đó cho trẻ”.

Ông bố đến cơ quan và than phiền với bạn bè rằng con nhà tớ bị tự kỷ và không biết đến bao giờ nó mới biết gọi bố ơi. Nhưng thực tế bố cũng không bao giờ đi làm về mà gọi con trai ơi bố đã về, bố cũng không bao giờ rủ con đi chơi hay đi thể dục cùng, vì đơn giản bố thấy xấu hổ, và không có đủ kỹ năng để chơi với con. Và rồi những tai họa ập đến bố chỉ còn biết than thở hoặc trách móc bản thân, hay đổ lỗi cho vợ, cho bà không biết dạy con dạy cháu.

Mỗi người trong gia đình đều có một vị thế riêng với con. Và cần chung tay hành động chứ không phải chung tay góp vốn cho trẻ đi can thiệp đây đó. Trẻ rất cần bố mẹ chơi cùng trẻ, hướng dẫn trẻ chơi. Rất nhiều bố mẹ mua cho con cả lâu đài đồ chơi nhưng lại chưa từng dạy trẻ chơi rồi lại đến than vãn với Thầy rằng con không biết chơi đồ chơi, cháu cứ lấy đồ chơi đập phá, có những đồ mua vài triệu về nhưng con cũng chỉ chơi được một lúc là đập phá tan tành. Nhưng khi hỏi đã bao giờ bố mẹ kiên nhẫn mỗi hôm 1h để chơi cùng con chưa thì câu trả lời lại là chưa. Thật đáng tiếc!

5.  Dù thế nào con vẫn là con của bố mẹ.

Đã nhiều bố mẹ che dấu về tình trạng tự kỷ của con, bởi với bố mẹ điều này thật khó mà chấp nhận được. Trong khi ông bà bên nội bên ngoại đều là giáo sư, tiến sĩ hay là những doanh nhân thành đạt. Chính việc e ngại, cảm thấy xấu hổ, cảm thấy thất vọng vì không may có một người con như vậy. Có lẽ nhiều bố mẹ đã từng như vậy đọc đến đây sẽ phản đối quan điểm của Thầy, nhưng Thầy mong những bố mẹ đặc biệt là bố mẹ mới phát hiện con, hãy bắt tay ngay một chặng đường cùng con nếu không mọi thứ có thể sẽ bị muộn.

Cũng đã nhiều bố mẹ bỏ được thói quen không tốt như uống bia rượu, gặp bạn bè buổi tối, chơi game hay lướt facebook mỗi ngày để dành thời gian cho gia đình và con cái. Các con sẽ cảm ơn bố mẹ rất nhiều vì những hy sinh không hề lãng phí đó. Tương lai của các con chỉnh là lời cảm ơn sâu sắc nhất mà bố mẹ mong chờ. 

Bố mẹ muốn đăng ký tham gia khóa học để trở thành chuyên gia của con xin mời đăng ký tại đây để nhà trường xếp lớp. 

Thầy Hòa:  0969-825-893

anphucthanh.edu.vn

Other new