Số lượng truy cập

  • 1
  • 0
  • 3
  • 5
  • 9
  • 1
  • 4
  • 4

fanpage An Phúc Thành fanpage An Phúc Thành

Tự kỷ là một hội chứng

Tin tức nổi bật

Tự kỷ không phải là bệnh - Tự kỷ là một hội chứng

Ngày đăng: Sun May 20 11:12:12 GMT 2018

Tự kỷ không phải là bệnh - Tự kỷ là một hội chứng

Khi gia đình phát hiện trẻ mắc chứng tự kỷ phụ huynh thường có hai tâm trạng

  • Không thừa nhận tình trạng ở trẻ: vì cho rằng truyền thống gia đình bên nội bên ngoại không ai mắc những bệnh tương tự, hơn nữa mọi người đều có những học hàm học vị nhất định. Chính tâm trạng không thừa nhận dẫn đến che dấu, và cho rằng nó là một bệnh, mà bệnh thì sẽ có thuốc chữa khỏi. Cho đi lớp hòa nhập thì có thể không được nhận vì ở đó GV không được trang bị chuyên môn, cho đi học chuyên biệt thì sợ bắt chước hành vi của trẻ khác, rồi sợ nếu người khác biết bé bị “tự kỷ” thì không thể chấp nhận được.
  • Thừa nhận tình trạng của trẻ, tiếp tục làm nó rõ ràng hơn, tìm kiếm mọi nguồn hỗ trợ  và tư vấn. Cả gia đình cùng vào cuộc với con, cắt cử thời gian để huấn luyện trẻ từng kỹ năng nhỏ nhất, giúp trẻ thích ứng những môi trường mà trước đó trẻ không thể chấp nhận được, từng bước khắc phục những vấn đề về hành vi và vấn đề về xúc cảm của trẻ. Không phó thác côn việc này cho người khác.

Vì tự kỷ bao gồm rất nhiều những triệu chứng khác nhau, mà cho tới hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng tự kỷ hiện tại ở trẻ. Nên phương án ưu tiên số một vẫn là giáo dục. Dù trẻ có được hỗ trợ can thiệp thêm thuốc hay không thì phương án giáo dục vẫn cần phải được đặt lên hàng đầu. Và dù lựa chọn phương án giáo dục nào thì gia đình vẫn là yếu tố trung tâm, vẫn là yếu tố chủ chốt cho sự thành công nhỏ nhất của trẻ.

Các triệu trừng đặc trưng của trẻ có thể quy thành những nhóm sau:

  • Nhóm triệu chứng về hành vi (hành vi của chân, tay, mắt, đầu, toàn thân)

Một số hành vi của chân cần lưu ý như trẻ đi kiễng chân, không biết giữ thăng bằng, thường chạy nhiều hơn đi, không biết nhảy qua vật, không biết nhảy lò cò.

Một số hành vi của tay cần lưu ý như: vẫy tay, múa ngón tay, soi gương bàn tay, búng ngón tay, gõ ngón tay vào vật, đập bàn tay vào nhau hay vào vật, gõ mu bàn tay vào cằm hay vào vật, luôn cầm một vật trên tay, hoặc cầm một vật như quả bóng chơi mãi không biết chán, cứ di đi di lại chiếc xe ô tô và cúi người, nghiêng đầu nhìn bánh xe chăm chú, có thể vỗ rất mạnh hai tay vào nhau nhưng khi hoan hô thì lại không làm được, khi bye cũng bị ngược tay….

Một số hành vi của mắt cần lưu ý như: thích nhìn quạt trần, hay những vật chuyển động quay tròn như bánh xe, thích chương trình quảng cáo, thích các con số và chữ cái, có vẻ như biết tiếng Anh tốt hơn biết tiếng Việt.

Một số hành vi của đầu cần lưu ý: nhiều trẻ nhìn nghiêng đầu, nghiêng mắt khi tập trung nhìn cái gì đó, không giao tiếp mắt với người khác, gọi không ngoảnh lại, không nhận diện được người thân, không sai bảo được.

Một số hành vi của đầu và toàn thân: Nhiều trẻ lại có cách chơi với việc gật đầu hay lắc đầu liên tục, hoặc đung đưa người, trèo leo nghịch ngợm bất thường, bắt bụi trong ánh nắng….

  • Nhóm triệu chứng về xúc cảm:

Trẻ thường hay ăn vạ, không biết cách thể hiện nhu cầu, hoặc không quan tâm đến đồ chơi, chỉ quan tâm đến một vài đồ chơi hạn hẹp hoặc một vài bộ phận, chi tiết của đồ chơi. Thường vứt đồ lung tung thay vì quan sát và làm theo hướng dẫn của người khác. Nhiều trẻ nặng thường khóc cười vô cơ – đó là những rối loạn cảm xúc đến từ bên trong cơ thể của trẻ. Trẻ không nhận diện được cảm xúc, dễ bùng nổ, không tập trung, thiếu kiên nhẫn.

Trẻ dễ quăng, đập đồ vật, cắn tay, đập đầu, tự tát vào mặt, tự đấm vào mặt, hoặc đập hai tay vào tai. Rối loạn xúc cảm thuông thường có nguyên nhân từ rối loạn các giác quan hoặc rối loạn cảm giác bên trong cũng như những vấn đề rối loạn nội tiết sinh ra. Những trẻ lớn hơn có thể được tiếp cận sâu hơn từ vấn đề vốn nhận thức quá yếu nên không diễn đạt được nhu cầu dẫn đến rối loạn trong giao tiếp và là nguồn gốc tạo ra các cơn bùng nổ ở trẻ.

Trẻ dễ nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, bóng tối hay những vật lạ. Trẻ cũng thường sợ cắt tóc, cắt móng tay; nhiều trẻ thích nghịch nước đổ qua đổ lại mãi không chán nhưng nhiều trẻ lại sợ nước, sợ tắm đặc biệt là dùng vòi hoa sen.

Một số trẻ tự kỷ có thể kèm theo biểu hiện của nhiều loại bệnh lý khác, trong đó có vấn đề của động kinh, táo bón, không hấp thụ được dinh dưỡng, canxi, sắt….

  • Nhóm triệu chứng về ngôn ngữ

Nhiều trẻ không thể hiểu được ngôn ngữ người khác nói mặc dù trẻ không hề bị điếc, trẻ có thể hiểu phải làm gì khi nhìn ánh mắt hay thái độ của người khác tốt hơn là nghe người khác nói.

Rất nhiều trẻ tự kỷ không thể nói được hoặc ngôn ngữ nói chỉ là nhại lời hoặc vuốt đuôi, hoặc có thể nói được danh từ nhưng khi kết hợp với động từ, tính từ, giới từ, trạng từ, liên từ thì trẻ lại gặp khó khăn. Chính vì thế số trẻ có ngôn ngữ nếu hình thành muộn thì trẻ cũng không có khả năng đặt câu hỏi, không biết trả lời các câu hỏi phức tạp như ở đâu, khi nào, như thế nào, tại sao, không biết khoe, kể, mách hay chia sẻ thông tin, không biết vào vai nhân vật, không biết chơi giả vờ. Và đó là nguồn gốc dẫn đến càng lớn lên trẻ càng chỉ chơi một mình vì trẻ không đủ kỹ năng hòa nhập xã hội và sợ bị môi trường xâm kích.

Có nhiều trẻ chỉ nói lời quá khứ. Trẻ có thể tự ngồi một mình và nói lại một số tình huống trong quảng cáo, trong phim hoạt hình hay trong một số game mà trẻ được chơi. Nhưng thông tin lại không liền mạch, lúc trẻ nói ở chỗ này và lúc ở chỗ khác. Điều đáng chú ý là khi người lớn tác động vào thì trẻ không giao tiếp, không chơi cùng hoặc bỏ ra chỗ khác tiếp tục nói theo thế giới của mình.

Có trẻ thì nói ngôn ngữ mà người khác không sao hiểu được (nói nhảm). Nhiều âm không có trọng âm, điều quan trọng là khi trẻ nói trẻ không cố gắng thể hiện ánh mắt, thái độ hay hành vi của trẻ đến một đối tượng nào đó để người trợ giúp trẻ có thể hiểu trẻ đang nói gì mà giúp trẻ.

  • Nhóm triệu chứng về sinh hoạt

Trẻ tự kỷ thường bị rối loạn giấc ngủ, khó vào giấc, đôi khi tỉnh giấc vào giữa đêm và rất khó ngủ lại kèm theo quấy khóc hoặc chạy nhảy khắp phòng, trẻ khó thiết lập một đồng hồ sinh học.

Trẻ tự kỷ cũng thường ăn uống bất thường, nhiều trẻ không biết đồ bẩn, sẵn sàng nhặt cả rác để cho vào mồm, nhiều trẻ ăn uống kỳ dị như ăn quá cay, quá mặn, quá chua, nhiều trẻ chỉ ăn được một nhóm thức ăn như trứng, thịt, cá mà lại khó có thể ăn rau, nhiều trẻ ăn mà chỉ nguốt chứ không biết nhai.

Do trương lực cơ tay yếu kèm theo nhận thức kém và mất tập trung nên những vấn đề về tự chăm sóc và phục vụ bản thân của trẻ thường rất yếu. trẻ không biết tự tắm, không biết rửa mặt, không biết đánh  răng, xúc miệng, không biết mặc quần áo. Nên trẻ thường gặp những vấn đề về răng miệng và tiêu hóa.

Do không có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ rất hạn chế, khó hiểu được các cách biểu đạt xúc cảm nên trẻ không biết đùa, không biết chia sẻ cảm xúc với mọi người.

è Qua phân tích ở trên hy vọng các bố mẹ hiểu được rằng tự kỷ là một hội chứng không đơn giản chỉ là bệnh. Tổng hợp những khó khăn trên dẫn đến tình trạng trẻ dễ đánh bạn, dễ quăng đồ, dễ tự cấu xé hành hạ bản thân, ngoài ra trẻ cũng dễ bị xâm kích với những người khác, đặc biệt những người thiếu kỹ năng, thiếu kiên nhẫn khi làm việc với trẻ. Việc can thiệp sớm cho trẻ là rất cần thiết nên bố mẹ không nên do dự về chiến lược giáo dục cho con.

Các tin khác