Số lượng truy cập

  • 1
  • 0
  • 3
  • 6
  • 3
  • 2
  • 8
  • 4

fanpage An Phúc Thành fanpage An Phúc Thành

ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC

Tin tức nổi bật

Trên 80% trẻ tự kỷ có rối loạn cảm giác.

Ngày đăng: Sun Aug 20 12:13:30 GMT 2017

Trên 80% trẻ tự kỷ gặp vấn đề rối loạn cảm giác. Có thể ngưỡng cảm giác quá cao hay quá thấp, nhưng cũng có thể quá cao hay quá thấp với một hay một nhóm đối tượng kích thích nào đó. Ví dụ như tiếng quảng cáo thì trẻ phản ứng lại ngay nhưng gọi hay tạo kích thích to không điều kiện trẻ cũng không hề có phản xạ định hướng. Hoặc nhiều trẻ khi nghe tiếng máy khoan, máy cắt thì bịt tai, la hét, hoảng loạn. Cũng nhiều trẻ rất khó khăn trong việc cắt tóc, cắt móng tay.

Mỗi cơ quan giác quan đều có một ngưỡng cảm giác nhất định. Nếu ngưỡng này quá cao trẻ sẽ rất nhạy cảm với kích thích, và ngưỡng quá thấp trẻ sẽ kém nhạy cảm với kích thích.

Thị giác: Trẻ gặp rối loạn cảm giác thị giác sẽ dẫn dến tình trạng nhìn mọi thứ không rõ ràng, bị đảo lộn, bị thiếu hụt tính tổng thể, chỉ nhìn rõ một số chi tiết. Nên dẫn đến tình trạng trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận thức mặt người, xúc cảm, quá trình tổng giác cũng diễn ra rất khó khăn với trẻ.

Thính giác: Trẻ có rối loạn ngưỡng cảm giác thính giác thường có biểu hiện thờ ơ với âm thanh, bịt tai khi nghe âm thanh lạ, hay quấy khóc không rõ nguyên nhân.

Vị giác: Trẻ có rối loạn ngưỡng cảm giác vị giác thường ăn uống khó khăn, phải nếm thấy an toàn mới ăn, hoặc trẻ ăn cả những thứ có vị quá mặn, quá chua, quá cay, quá nóng; và thậm chí trẻ ăn cả rác, ăn những thứ mà trẻ bình thường không ăn được.

Khứu giác: Trẻ có rối loạn về ngưỡng cảm giác khứu giác thường cái gì cũng ngửi, dễ nhạy cảm và có thể dự ứng với những mùi lạ. Có nhiều trẻ thơm trẻ lấy tay quệt má rồi ngửi sau đó tìm cách lau chùi, kỳ cọ bằng sạch.

Xúc giác: Trẻ có rối loạn ngưỡng cảm giác xúc giác thường khó cắt tóc, khó cắt móng tay, một số trẻ không cho ôm ấp bế bồng, một số trẻ không cho thơm, không dám đứng vào sàn lạnh hay thảm gai, nhiều trẻ đánh không biết đau, hay phản xạ đau bị chậm lại.

Ngoài 5 cảm giác trên trẻ tự kỷ con gặp những vấn đề của cảm giác nội tạng, do rối loạn nội tiết và nhiều nguyên nhân khác nên nhiều trẻ tự kỷ không biết đói, không biết no, không biết khát. Có nhiều trẻ uống nước cả vài lít nếu gia đình không để ý, nhiều trẻ để chơi từ sáng đến tối không cho ăn cũng không biết đòi hỏi.

Điều hòa cảm giác giúp trẻ có thể dần cân bằng lại được ngưỡng cảm giác của các giác quan, giúp trẻ bình tĩnh hơn, ít chạy nhảy hơn, ít hoảng loạn hơn, ngủ tốt hơn và hòa nhập tốt hơn.

Vậy điều hòa cảm giác như thế nào, chiến lược này phụ thuộc rất nhiều vào những biểu hiện của trẻ. Qua những biểu hiện ta biết được trẻ bị rối loạn ở ngưỡng cảm giác nào và mức độ ra sao để qua đó tiến hành những bài tập cho phù hợp.

Những bài tập về thị giác như bảng đen trắng, video trị liệu thị giác, massage mắt.

Những bài tập về thính giác như âm nhạc, video, môi trường thực như nói với trẻ với nhiều giọng điệu khác nhau, cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại âm thanh khác nhau đặc biệt là phím nhạc. Với một số trẻ khác lại phải nói nhẹ nhàng, hát nhẹ nhàng.

Những bài tập về vị giác: Tập cho trẻ ăn nhiều những thức ăn có vị khác nhau, trẻ lúc đầu sẽ khó chịu, nhưng theo quy luật thích ứng của cảm giác thì dần trẻ sẽ quen và tập được.

Những bài tập về khứu giác: Tập phân nhóm những đối tượng khác nhau theo mùi, sử dụng liệu pháp mẫn cảm có hệ thống để giúp trẻ thích ứng dần với các mùi lạ.

Những bài tập về xúc giác: ôm trẻ nhẹ nhàng, cù nhẹ nhàng, thơm nhẹ nhàng, trườm nóng lạnh, đi thảm gai, thảm nhám, đi dép tổ ong hoặc đi chân tất khi đi dạo, đi bộ nhiều vào buổi chiều khi còn ánh nắng mặt trời. Sử dụng những dụng cụ massage để xoa bóp toàn thân, có thể vỗ kết hợp với xoa bóp bấm huyệt.

Những bài tập về cảm giác nội tạng qua tình huống thực. vui, buồn, đau, đói, lạnh, nóng, khát. Nếu trẻ khó có thể diễn đạt bằng thái độ và ngôn ngữ, hãy kiên trì tập cho trẻ cách diễn đạt thông qua tranh ảnh.

Giáo viên tại các giờ can thiệp nhóm hay can thiệp cá nhân cũng cần phải thường xuyên lưu tâm đến các bài tập trị liệu điều hòa cảm giác.Những phụ huynh gặp khó khăn trong việc hỗ trợ con thì nên chia sẻ thêm với Thầy Hòa để có thêm những phương án tốt hơn cho con. 

Thầy Hòa:  01-686-386-286

anphucthanh.edu.vn

Các tin khác