Số lượng truy cập

  • 1
  • 0
  • 2
  • 8
  • 5
  • 1
  • 7
  • 7

fanpage An Phúc Thành fanpage An Phúc Thành

5 điều giúp bố mẹ dạy trẻ tự kỷ tại nhà thành công hơn

Tin tức nổi bật

Để giúp con học tập tốt hơn bố mẹ cần lưu ý:

Ngày đăng: Sat Aug 19 16:20:51 GMT 2017

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ trẻ

Con Trai yêu của mẹ, sau rất nhiều biến động của trạng thái xúc cảm, từ việc không thể chấp nhận con của mẹ lại bị tự kỷ giờ đây mẹ đã chấp nhận đúng là con đang có những rối loạn của chứng tự kỷ. Hiện giờ mẹ đang lo lắng cho tương lai của con, không biết tương lai của con sẽ thế nào. Các bạn của con sẽ có những bước đi từ mẫu giáo đến tiểu học rồi đến đại học. Còn các bước đi của con? Mẹ thực sự chưa biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào.

Nhưng hôm nay sau nhiều gặp gỡ chia sẻ của các nhà chuyên môn, mẹ chính thức bắt đầu một cuộc hành trình với con. Mẹ biết phía trước kia, cái con đường đi tới đích kia chẳng bằng phẳng chẳng dễ dàng chút nào. Nhưng mẹ tin với nghị lực của mẹ và với sự ủng hộ của mọi thành viên trong gia đình, mẹ cùng con sẽ tới đích.

Mỗi trẻ tự kỷ là một thế giới khác biệt. Để giúp được con thì cần phải hiểu con và cần phải xây dựng các bài học cụ thể. Nhưng nếu việc xây dựng kế hoạch can thiệp với trẻ gặp khó khăn, bố mẹ có thể đăng ký lớp học tại đây để biết cách xây dựng bài học, biết cách tập luyện và biết cách đo đạc về tiến độ phát triển của con.

Thống nhất quan điểm giáo dục trong gia đình

Con trai yêu, từ khi biết con có chứng tự kỷ, cả gia đình như bị đảo lộn, mọi người đều loay hoay, xoay xở tìm cách giúp con. Ngày trước bà cứ mắng mẹ rằng “nó đã khóc thì phải bế dỗ nó”. Nhưng sau khi được các chuyên gia phân tích bà đã hiểu ra rằng nếu yêu thương 1 chiều sẽ rất có hại với con. Bà đã được tập bài tập yêu thương có điều kiện, và bà đã thay đổi. Hôm nay bà thể hiện rõ quyết tâm cùng thống nhất chung một phương án dạy con với mẹ làm mẹ cảm thấy rất hạnh phúc. Nước mắt mẹ đang rơi và mẹ tin với sự đồng thuận này của bà đã giúp con trai của mẹ có thêm một cơ hội hòa nhập. Mẹ tin con sẽ sớm tốt hơn lên.

Đối với vấn đề dạy trẻ, đối với vấn đê chăm sóc trẻ và đặc biệt đối với vấn đề hành vi của trẻ, thông thường trong gia đình có trẻ tự kỷ các quan điểm của mỗi thành viên rất khác nhau, đặc biệt giữa ông bà và bố mẹ. Ông bà thường có tư tưởng bù đắp vì đời ông bà đã quá khổ, còn bố mẹ thì có tư tưởng quyết tâm hơn, nhưng phân nhiều vẫn loay hoay ở chỗ không biết như vậy là đúng hay sai. ví dụ một vài bài tập chơi với Bóng mà Thầy đã tham khảo

Nếu gia đình đang gặp tình trạng này xin hãy đăng ký ở đây để thầy xếp lớp tập huấn trao đổi cùng bố mẹ phương thức hỗ trợ con cho phù hợp.

Chia sẻ kế hoạch giáo dục với nhà chuyên môn

Dù bố mẹ có ít hay có nhiều kiến thức về chuyên môn để hỗ trợ cho con, thì việc rất quan trọng là nên tranh thủ các mối quan hệ của mình để tìm kiếm những nguồn hỗ trợ. Việc trao đổi kế hoạch của con với nhà chuyên môn sẽ giúp mình nhìn nhận vấn đề tường minh hơn.

Những phân tích và kinh nghiệm của nhà chuyên môn sẽ cho mình nhiều ý tưởng để tham khảo đối chiếu và lựa chọn những ý tưởng phù hợp với khả năng của con nhất.

Ghi chép hàng tuần

Việc ghi chép hàng tuần giúp bố mẹ tự nhìn lại chính mình, nhìn lại chính con và có cách sửa phù hợp hơn. Việc  ghi chép còn cho ta một cái nhìn xuyên suốt chặng đường can thiệp cho trẻ và những bài tập được nhắc lại dễ dàng hơn.

Sổ ghi chép giống như một quyển sổ nhật ký đầy yêu thương của bố mẹ dành tặng con cái sau này.

 Giờ chơi chung cả gia đình

Con trai yêu, mẹ đang cảm thấy rất hạnh phúc với từng tiến bộ nhỏ của con, cả nhà cũng đã thay đổi, ông bà đều bỏ xem ti vi, bố con cũng bỏ cả chơi game. Trong gia đình đang đầy ắp tiếng cười với những trò chơi quả là thú vị với con. Mẹ chỉ muốn nói rằng điều này thật tuyệt với

Thầy Hòa:  0969-825-893

anphucthanh.edu.vn

Các tin khác