Số lượng truy cập

  • 1
  • 0
  • 3
  • 6
  • 6
  • 6
  • 9
  • 7

fanpage An Phúc Thành fanpage An Phúc Thành

Tự kỷ là gì

Tin tức nổi bật

Tự kỷ là một hội chứng rối loạn chức năng tâm lý cấp cao, được đặc trưng bởi sự chậm nói, chậm PT ngôn ngữ, hạn chế hoặc không có khả năng giao tiếp bằng mắt, phi ngôn ngữ, có những hành vi lặp đi lặp lại.

Ngày đăng: Fri Aug 18 12:53:34 GMT 2017

 

Tự kỷ là gì?

Thuật ngữ tự kỷ được công bố lần đầu tiên vào năm 1943 do một bác sĩ người Mĩ gốc Áo tên Leo Kenner thực hiện. Khi đó ông mô tả bệnh tự kỷ như là một chứng rối loạn tâm thần hiếm gặp ở trẻ em. Những đặc điểm được tác giả mô tả bao gồm:

-       Thiếu tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác

-       Thể hiện cách chọn lựa các thói quen hàng ngày rất giống nhau cả về tính cách tỉ mỉ và kỳ dị

-       Không hề nói năng, hoặc cách nói năng có sự khác thường rõ rệt.

-       Rất thích xoáy vặn các đồ vật và thao tác khá khéo léo

-       Có khả năng ở mức cao về nhìn nhận không gian hoặc giỏi như vẹt

-       Trẻ gặp khó khăn trong học tập và các lĩnh vực khác.

-       Nhìn chung trẻ nhìn bề ngoài khá nhanh nhẹn và thông minh.

Tự kỷ (tiếng anh autism) được bắt nguồn từ tiếng Hi lạp là “Autos” có nghĩa là “tự bản thân” là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Cha mẹ thường nhận thấy những dấu hiệu của bệnh này trong hai năm đầu đời của con mình. Những dấu hiệu này thường phát triển dần dần, mặc dù một vài trẻ mắc chứng tự kỉ vẫn đạt mốc phát triển với tốc độ bình thường và sau đó giảm dần. Tự kỷ có nguồn gốc từ trong giai đoạn phát triển rất sớm của não bộ. Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nhất của tự kỷ thường xuất hiện khi trẻ nằm trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi.

Cha mẹ có con nhỏ cần phải tích cực chơi với con ngay từ những ngày tháng sau sinh và định kỳ theo dõi sự phát triển tâm sinh lý của con, có thể chú ý khi trẻ 18 tháng với 3 dấu hiệu đặc trưng:

-            Trẻ có nhìn và dùng ngón trỏ để chỉ cho người thân xem vật gì đó không?

-            Trẻ có nhìn theo khi người thân chỉ bằng ngón trỏ tới một vật gì đó không?

-            Trẻ có dùng trí tưởng tượng để chơi giả vờ không?

=>>> Nếu câu trả lời là không thì bố mẹ nên cho con đi thăm khám bác sĩ ngay bởi con rất có thể đang có nguy cơ bị tự kỷ.

 

Những trẻ tự kỷ có nguyên nhân từ bên trong - tự kỷ điển hình

Những trẻ này thường có rối loạn phát triển não bộ ngay từ khi mới sinh ra thường có biểu hiện rối loạn giấc ngủ như khó vào giấc, tỉnh giấc bất thường, quấy khóc trước một tuổi không rõ nguyên nhân, hiền và ngoan quá, hoặc sợ hãi quá mức, chỉ bám theo một người. Nếu trẻ được phát hiện sớm và đưa vào can thiệp tích cực thì sẽ mở ra nhiều cơ hội hòa nhập tốt hơn cho trẻ sau này.

Những trẻ có nguy cơ bị tự kỷ do những nguyên nhân từ bên ngooài - tự kỷ mắc phải

Những trẻ này thường phát triển khá bình thường về thể chất và tâm lý nhưng sau đó cứ bị chậm lại và mất dần đi do thiếu môi trường phù hợp. Nhóm trẻ này nếu được phát hiện sớm và đưa vào can thiệp tích cực thì sau này trẻ hoàn toàn phát triển bình thường. Nếu can thiệp muộn thì trẻ có nguy cơ bị chậm phát triển tâm thần và nếu không can thiệp thì trẻ có nguy cơ bị tự kỷ. Tuy nhiên việc này khác với thể thoái triển của chứng tự kỷ điển hình. Nếu trẻ nằm trong thể thoái triển của tự kỷ điển hình thì trẻ dù có được phát hiện và can thiệp sớm nhưng kết quả cũng còn rất nhiều khó khăn.

Trẻ tự kỷ điển hình thể thoái triển

Trẻ tự kỷ bị thoái triển khác với trẻ tự kỷ mắc phải ở chỗ: Giai đoạn đầu đời trước 18 tháng trẻ phát triển khá bình thường, sau 18 tháng mặc dù trẻ vẫn được gia đình tích cực chơi đùa, đưa trẻ đi chơi nhưng những kỹ năng về ngôn ngữ, kỹ năng về giao tiếp của trẻ cứ mất dần đi. Thêm vào đó lại gia tăng những hành vi xấu như ăn vạ, sợ sệt thu mình, nhát sợ người lạ và môi trường lạ. Nhóm trẻ này cũng được hiểu là nhóm trẻ tự kỷ điển hình nhưng lúc đầu không quá nặng, nhưng càng về sau mức độ tự kỷ của trẻ càng nặng dần lên mặc dù vẫn được can thiệp rất tích cực từ nhà chuyên môn và gia đình. Thông thường nhóm trẻ tự kỷ thoái triển rất khó làm, gia đình cần phải phối hợp chặt chẽ với nhà chuyên môn để hỗ trợ tốt nhất cho con. Trẻ tự kỷ điển hình thể thoái triển khi được chụp cộng hưởng từ thường thấy những tổn thương, bất thường trong cấu trúc vỏ não. Như thể chai bị teo, hạnh nhân và đồi hải mã to hơn bình thường, phần tiểu não chứa nhiều chất trắng hơn, thùy trán phồng to hơn. Quá trình điều trị nhóm trẻ này cũng nên cần hỗ trợ thuốc bổ và thuốc bệnh theo đơn của bác sĩ.

Trẻ tự kỷ điển hình thể thoái triển có giai đoạn đầu giống trẻ tự kỷ mắc phải nhưng trẻ tự kỳ mắc phải thì ngay sau khi được phát hiện và đưa vào can thiệp thì thấy tư duy, nhận thức, ngôn ngữ, tương tác xã hội đều nhanh chóng được thay đổi và trẻ sớm trở lại hòa nhập bình thường với xã hội. Tổ chức cấu trúc vỏ não của nhóm trẻ này vẫn khá bình thường, quá trình can thiệp chỉ cần đẩy mạnh môi trường hòa nhập, đẩy mạnh tương tác xã hội với trẻ và đặc biệt nên cho trẻ được can thiệp tâm lý và giáo dục theo hình thức trị liệu. 

Tự kỷ thường đi kèm với khuyết tật trí tuệ, khó khăn trong việc phối hợp vận động, sử dụng ngôn ngữ và sự chú ý. Tuy nhiên nếu được phát hiện và đưa vào can thiệp sớm thì nhiều trẻ có nguy cơ tự kỷ đã vượt khỏi chứng tự kỷ của mình và hòa nhập hoàn toàn bình thường vào môi trường. Có một số trẻ còn phát triển được nhiều tài năng thiên bẩm của mình như khả năng toán học, khả năng hội họa, khả năng âm nhạc, khả năng thể thao….

 

Thầy Hòa:  0 386-386-286

anphucthanh.edu.vn

Các tin khác