Số lượng truy cập

  • 1
  • 0
  • 3
  • 6
  • 7
  • 4
  • 4
  • 7

fanpage An Phúc Thành fanpage An Phúc Thành

Trẻ tăng động giảm chú ý, cha mẹ nên làm gì?

Tin tức nổi bật

Nhiều bậc cha mẹ đã bị mất phương hướng vì không biết cần làm gì để giúp con cải thiện tình trạng tập trung chú ý. Chúng tôi xin đưa ra một vài giải pháp như sau:

Ngày đăng: Tue Nov 10 04:10:13 GMT 2020

Đánh giá trẻ tăng động tuổi mẫu giáo Click vào đây

Đánh giá trẻ tăng động tuổi tiểu học. Click vào đây

Giải pháp 1:  giải pháp trong can thiệp y sinh

Thức ăn và đồ uống nên cấm: Đồ ăn ngọt, thức ăn công nghiệp (thức ăn sẵn), nước uống có gas, nước uống màu đóng chai. Rất lưu tâm đến sữa và các sản phẩm từ sữa, nước ngọt đóng chai, bánh quy, bánh socola, bánh dăm bông, ..... 

Thức ăn kiêng: ăn quá nhiều hoa quả, thức ăn quá giàu chất dinh dưỡng. 

Nên cho trẻ ăn uống bình thường theo lứa tuổi, nên sử dụng các thức ăn sạch do bàn tay mẹ chế biến. 

Nếu gia đình quan sát sẽ thấy những hôm con ăn, uống nhiều đồ ngọt, những vấn đề hành vi, xúc cảm của con thường dễ lên cao hơn những hôm trẻ không ăn uống đồ ngọt. 

Giải pháp 2: Tăng cường vận động có chủ đích ngoài môi trường rộng

Trẻ cần được đi bộ, đạp xe, chơi bóng, vui chơi ngoài môi trường rộng mỗi ngày tối thiểu 30 phút. 

Các hoạt động thể chất giúp trẻ phát triển thể lực, cân bằng môi trường nội môi, điều hoà các giác quan, tạo sự linh hoạt của hệ thần kinh. 

Gia đình cần phân biệt vận động có chủ đích với các hoạt động leo trèo, chạy nhảy tự do của trẻ để hiểu sâu hơn ý nghĩa của hoạt động vận động có chủ đích, có tương tác với trẻ. 

Những trẻ vận động không tốt thường tâm lý cũng có vấn đề. Việc vận động không tốt của trẻ tăng động giảm chú ý được hiểu là trẻ nghịch luôn chân tay, không quan tâm đến nguy hiểm, không biết chờ đợi, không biết phối hợp tương tác với người khác, dễ nghịch ngầm, dễ làm tổn thương người khác. Nên biểu hiện tâm lý bên trong của trẻ sẽ thiếu tập trung quan sát với những thứ trẻ không thích, và những thứ trẻ thích tập trung quan sát lại chẳng giống các bạn. Như phim hoạt hình, game, chương trình quảng cáo, chương trình tiếng anh........  và đến khi tắt thiết bị điện tử thì trẻ leo trèo, nghịch ngợm, quậy phá luôn chân tay, cái gì cũng lôi ra chơi, bầy bừa khắp nhà, cho ra công viên thì giằng tay người thân chạy mất phương hướng, không quan tâm phía trước có nguy hiểm không, không quan tâm người thân hay người lạ. Ở những trẻ lớn hơn thì hay nghịch ngầm, dễ làm quên hay mất dụng cụ học tập, thậm chí là quần áo tư trang của mình. 

Giải pháp 3: Bổ sung các vi ta min và khoáng chất cần thiết. 

Trẻ tăng động cũng dễ thiếu sắt, kẽm, mage, DHA..... Gia đình có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng cho con. Việc uống cốm EGARUTA sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng tăng động giảm chú ý có hiệu quả tích cực. 

Giải pháp 4: Giáo dục và môi trường sống. 

Gia đình cần thống nhất phương án giáo dục trẻ, tránh chiều trẻ một chiều, tránh thả nổi sự phát triển của trẻ, tránh ép trẻ học quá mức. Nên cho trẻ đánh giá tâm vận động để xem mức độ phù hợp của trẻ với các bạn cùng lứa tuổi trong các lĩnh vực hoà nhập, nhận thức, ngôn ngữ, hay giao tiếp xã hội. Nếu cần thiết nên cho trẻ can thiệp đúng lĩnh vực trẻ đang gặp khó khăn để giúp trẻ sớm tái hoà nhập tốt cùng các bạn. 

Nên giữ sinh hoạt đúng giờ, tuyệt đối không được cho trẻ đi ngủ ngủ quá muộn hay thức dậy quá muộn. Theo tâm lý vì hôm qua cháu ngủ muộn nên sáng nay cháu ngủ bù. 

Nếu trong gia đình có người chiều trẻ quá, gia đình có thể quan sát hành vi, xúc cảm của trẻ thường ra tăng nghiêm trọng hơn khi gần những người thân chiều trẻ 1 chiều. 

Giải pháp 5: Bỏ xem các thiết bị điện tử. 

Việc bỏ xem các thiết bị điện tử là rất quan trọng với trẻ tăng động giảm chú ý, đặc biệt các chương trình độc hại như phim hoạt hình, quảng cáo, game, chương trình tiếng anh....... Gia đình không nên sử dụng thiết bị điện tử trước mặt trẻ. Nên dành nhiều thời gian chơi cùng trẻ, khuyến khích động viên trẻ để trẻ thấy mình có ý nghĩa với người khác. 

Gia đình cần thảo luận và nên giao việc cụ thể cho từng thành viên trong gia đình. Mọi người cũng nên thực hành ghi chép và chấm điểm hàng ngày để nhắc nhở bản thân cũng như theo dõi chính xác sự phát triển của trẻ. 

Gia đình cần luôn giữ trao đổi cần thiết với các nhà chuyên môn để có những thông tin hữu ích nhất hỗ trợ cho trẻ. 

 

Mọi khó khăn gia đình có thể chủ động liên hệ zalo với Thầy Hoà: 0386386286. 

Gia đình thấy có lo lắng về tình trạng tập trung của con có thể làm đánh giá theo link dưới bài viết. 

Đánh giá trẻ tăng động tuổi mẫu giáo Click vào đây

Đánh giá trẻ tăng động tuổi tiểu học. Click vào đây

 

 

 

Các tin khác