Số lượng truy cập

  • 1
  • 0
  • 3
  • 6
  • 0
  • 5
  • 7
  • 8

fanpage An Phúc Thành fanpage An Phúc Thành

Tổng quan trẻ chậm nói

Tin tức nổi bật

• Từ 3 - 6 tháng: trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra. • Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau. • Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”. • Từ 6 - 9 tháng: nói được 2 âm khác nhau như “ma ma”, “da da”. • Từ 9 - 12 tháng: trẻ phát âm “ê”, “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.

Ngày đăng: Sat Aug 24 02:19:19 GMT 2019

TRẺ CHẬM NÓI
Quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ
• Giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ được biểu hiện như sau:
• Từ 3 - 6 tháng: trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra.
• Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau.
• Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.
• Từ 6 - 9 tháng: nói được 2 âm khác nhau như “ma ma”, “da da”.
• Từ 9 - 12 tháng: trẻ phát âm “ê”, “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ.
• Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khi được khoảng 11 tháng hay 1 tuổi có trẻ nói được khoảng 2 - 3 từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà.
• Từ 12 - 15 tháng: trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.
• Từ 15 - 18 tháng: sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau. Ở giai đoạn này, trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố, hình con cá hoặc hình con chó…
• Từ 18 tháng đến 2 năm: biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.
• Từ 2 - 3 tuổi: nói rất nhiều, biết từ 50 - 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản.
Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không?. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển được rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.
• Từ 3 - 4 tuổi: trẻ nói được các câu phức tạp trẻ bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao...
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Nguyên nhân làm trẻ chậm nói được xếp thành 2 nhóm chính là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý: 
• Nguyên nhân thực thể là do trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng).Cụ thể trẻ chậm nói có thể do khiếm khuyết ở miệng, như vấn đề về lưỡi hoặc hở hàm ếch. Nếu lưỡi bị ngắn (do nếp gấp dưới lưỡi) có thể hạn chế chuyển động lưỡi khi nói. Nhiều trẻ em bị chậm phát triển nói do có vấn đề về răng miệng. Trẻ gặp khó khăn trong sử dụng và phối hợp giữa môi, lưỡi, và hàm để tạo âm thanh lời nói. Lúc này, vấn đề khó khăn bé gặp phải không chỉ là nói mà còn khó khăn trong một số hoạt động khác như khi ăn, uống. cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não...)
• Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Khi nào cần can thiệp? 
Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ. 
Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói
- Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 – 8 tuần tuổi.
- Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
- Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.
- Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
- Không cười tự phát lúc 6 tháng.
-Không bập bẹ lúc 8 tháng.

- Ở thởi điểm 12 tháng không sử dụng cử chỉ, ví dụ chỉ tay hoặc vẫy tay bye-bye.
- Ở thời điểm 18 tháng tuổi bé vẫn dùng những cử chỉ thay cho phát âm để giao tiếp.
- Có vấn đề rắc rối nếu không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi. Vốn từ của bé ít hơn 6 từ. Bé thích dùng cử chỉ hơn là phát âm để giao tiếp. Không hiểu các yêu cầu bằng lời nói đơn giản.
-Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi. Chỉ nhắc đi nhắc lại vài từ mà không thể sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp theo đúng sự phát triển bình thường.
- Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.

Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ, nhà trị liệu sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.
Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực. Các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ. Đối với trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước 5 tuổi rất có hiệu quả. Trong những trường hợp điếc do viêm tai, thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, vá màng nhĩ để nâng sức nghe. Với những trường hợp không nghe lại được thì phải can thiệp bằng cách đeo máy nghe.
Các nguyên tắc cơ bản giúp cho trẻ cải thiện khó khăn về ngôn ngữ:

1. Giúp trẻ xây dựng mối quan hệ gắn bó:
Cha mẹ cần giúp trẻ hình thành mối quan hệ gắn bó với mình trong việc gần gũi với trẻ, cùng chơi đùa, cùng ăn uống, cùng trò chuyện với sự thân thiện và tôn trọng trong một môi trường an toàn và vui vẻ.
Cha mẹ nên khám phá những mặt mạnh, những điểm tích cực của trẻ để khuyến khích, nâng đỡ chứ không lèo lái các hoạt động của trẻ theo ý mính, không “ xâm phạm lãnh thổ cá nhân” của trẻ. Tuyệt đối không la mắng, trừng phạt bằng đòn roi mà chỉ là sự nhắc nhở rõ ràng và kiên quyết.
2. Giúp trẻ biết cách bầy tỏ nhu cầu:
Cha mẹ cần kiên nhẫn chờ đợi, khích lệ trẻ bầy tỏ nhu cầu thay vì phỏng đoán và đáp ứng ngay (làm thay cho trẻ). Những hành vi bùng nổ, la hét, tự hành hạ ( đập đầu, cào cấu, nằm lăn ra đất…) cũng chỉ là một loại “ngôn ngữ không lời” che dấu một nhu cầu, một ước muốn. Cha mẹ nên hết sức bình tĩnh để phân biệt các nhu cầu thực sự và những đòi hỏi, nhõng nhẽo quá đáng của trẻ. Cho trẻ biết đâu là sự giới hạn, sự cho phép và những điều không được phép làm với một ngôn ngữ không đe dọa hay mua chuộc.
Phải biết nói KHÔNG với những yêu cầu không thích hợp, nhưng đồng thời cũng cho phép trẻ có thể TỪ CHỐI bằng lời nói hay những hành động đơn sơ của mình, và cũng thông báo điều này cho mọi người có liên hệ với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ từ từ trở nên một chủ thể sáng tạo, biết tự quyết định, chọn lựa thay vì chỉ có những phản ứng máy móc, tự động, chỉ biết nhắc lại.
3. Giúp trẻ tham gia các hoạt động tâm vận động:
Trong một ngày, trẻ cần có một khoản thời gian nhất định ( tuỳ điều kiện để bố trí vào buổi sáng hay chiều, tối và chỉ kéo dài tối đa 60 – 90 phút ) – Trong buổi sinh hoạt này, trẻ sẽ vừa chơi vừa học bằng những họat động tạo vui thú như leo trèo, nhảy, xây dựng – phá hủy ( mô hình – khối gỗ…) trốn tìm ( chơi bịt mắt – chơi tìm và đoán các đồ vật bị che dấu).
Qua các trò chơi tương tác giữa mẹ và con, trẻ học được cách chờ đợi ( lần lượt làm, đến phiên mình) qua đó cũng biết luôn về giá trị của thời gian, biết phân biệt trước, sau. Hoạt động này giúp trẻ giải tỏa ức chế, phóng ngoại và xây dựng ý thức về bản thân, tạo điều kiện cho trẻ biết chọn lựa, vui thú và hành động tự chủ.
4. Trò chơi “Bập bẹ - líu lo” vận dụng các cơ quan phát âm của trẻ:
Cha mẹ khích lệ trẻ tự nói, dù chỉ là những tiếng bập bẹ, líu lo. Hãy xem đó như một trò chơi, khi trẻ nói cha mẹ sẽ bắt chước nói lại với những âm thanh tương tự, nhưng sẽ có những điều chỉnh và mở rộng hơn. Cha mẹ cũng có thể thu băng các lời nói của trẻ và sau đó phát lại cho trẻ nghe, điều này sẽ khích lệ trẻ phát âm nhiều hơn.

5. Lặp lại một số âm thanh và từ ngữ có trong ngôn ngữ bình thường:
Sau khi trẻ đã phát ra nhiều âm thanh trong lúc vui đùa, cha mẹ chọn lọc những âm thanh nào tương tự, gần giống với những từ phổ biến hàng ngày để nhắc lại cho trẻ ghi vào bộ nhớ.
Ví dụ : trẻ nói :Mờ, mờ - Mẹ: Má , trẻ: Bờ bờ - Mẹ: Ba, Trẻ: Chờ, chờ - Mẹ: Chơi, trẻ: Cờ cờ - Mẹ: Con.
Hoạt động này giúp trẻ biết cách phát ra ngôn ngữ bình thường. Tập cho trẻ phát ra những câu có 2 từ : ba về, đi chơi, cho con, cho má….

6. Giúp trẻ biết cách kết hợp và sắp xếp các đồ vật, hình ảnh và ngôn từ với nhau:
Cha mẹ xếp đặt một số mẫu vật dụng trước mặt trẻ và bảo trẻ làm lại giống như mình: Xếp cốc vào một chỗ, xếp thìa lại với nhau, xếp hình các con vật giống nhau cạnh nhau, xếp từ ghi tên đồ vật, con vật vào dưới ảnh của đồ vật hay ảnh con vật đó.
Cho trẻ xếp theo trình tự:
1/ Hình thể và màu sắc hoàn toàn giống nhau.
2/ Đồ vật và hình ảnh có màu sắc – kích thước tương tự
3/ Đồ vật và hình ảnh có màu sắc và kích cỡ khác nhau
4/ Chữ và hình đồ vật ( chữ GẤU dưới hình con Gấu)

Sắp xếp theo công dụng:
1/ Các dụng cụ học tập ( viết, tập, gôm…)
2/ Các dụng cụ làm bếp, các dụng cụ trong phòng khách, phòng ăn…
Sắp xếp theo khu vực hoạt động:
1/ Các sinh vật trên trời, dưới biển, trong rừng
2/ Các đồ vật ở nhà, trong Siêu thị, ngoài đường phố.
7. Giúp trẻ nghe và hiểu một số từ thông thường, qua việc thi hành những mệnh lệnh đơn sơ:
Bước đầu tập cho trẻ đi lấy những món đồ chơi, những đồ dùng hàng ngày, sau đó thông qua hình ảnh, nâng cao vốn từ cho trẻ để có thể nhận ra và chỉ từ 25 – 100 món đồ.
8. Giúp trẻ gọi tên từ 25 – 100 đồ dùng và các hoạt động thường ngày:
Thông qua các hình ảnh, trò chơi và các hoạt động hàng ngày để tạo điều kiện và khuyến khích trẻ có thể gọi tên các đồ vật và hoạt động hàng ngày.

9. Giúp trẻ hiểu biết và nói về các hoạt động trong gia đình:
Xây dựng một lịch hoạt động để trẻ ý thức được các hoạt động trong ngày, biết và xác định được các thời điểm ( trước/sau) các công việc nối tiếp để tạo sự ổn định tâm lý cho trẻ.
Lịch hoạt động ghi lại những hoạt động chính trong 1 ngày ( từ sáng đến tối) và trong 1 tuần ( từ thứ 2 – chủ nhật) bằng các hình vẽ đơn giản và lời minh họa ngắn gọn.
10. Biết trả lời các câu hỏi :
Giúp trẻ phát triển khả năng hình dung và tưởng tượng thông qua các câu hỏi gợi ý : Cái gì, ở đâu, thế nào, để làm gì, khi nào …
Nếu trẻ trả lời đúng phải khen ngợi, động viên – Nếu trẻ trả lời sai thì bỏ qua và nhắc lại câu hỏi. Đừng hỏi nhiều và tản mạn, cần tập trung vào một chủ đề ( Ví dụ: các loại bánh – các loại đồ dùng trong nhà bếp/phòng ăn/phòng ngủ)
11. Giúp trẻ nhận biết và sử dụng chữ và số:
Thông qua các trò chơi kết hợp hình ảnh và chữ viết
Khi tập cho trẻ nhận biết về con số, không phải là biết nhìn ra từ số 1 -10 hay đọc được đến 100, mà là biết rõ số lượng ( hai cái bánh, hai cái chén, hai con vịt…ba cái ly ) và mối tương quan ( hai cái ly thì nhiều hơn một cái ly ) – Khi được yêu cầu, trẻ có khả năng lấy ra 2,3 hình cái ly trong một loạt các hình bầy trước mắt. Trẻ có thể ghép được chữ Bàn ở dưới hình cái bàn.

12. Xây dựng mối quan hệ tốt và giúp trẻ biết chơi đùa với bạn bè
Chơi đùa là một hoạt động rất quan trọng, qua các trò chơi trẻ có thể thiết lập mối quan hệ tốt với bố mẹ và bạn bè. Ngay cả trong các hoạt động hàng ngày cũng nên đưa vào những câu nói và ý tưởng như một trò chơi ( Đố con lấy được cho mẹ hai cái chén sứ trong tủ chén – Đố con lên cầu thang trước mẹ …) Trong các ngày nghỉ, Lễ Tết, sinh nhật hãy tạo điều kiện cho trẻ đến chơi các công viên, khu vui chơi hay mời các trẻ quen biết lại nhà chơi. 
Tài liệu sưu tầm

Không có mô tả ảnh.

Các tin khác