Số lượng truy cập

  • 1
  • 0
  • 2
  • 9
  • 3
  • 4
  • 0
  • 5

fanpage An Phúc Thành fanpage An Phúc Thành

Can thiệp y sinh

Tin tức nổi bật

Can thiệp y sinh cho trẻ có rối loạn phát triển cần lưu tâm như thế nào?

Ngày đăng: Tue Feb 19 03:46:26 GMT 2019

Nên và không nên ăn gì?

Can thiệp giáo dục cho trẻ có rối loạn phát triển nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng, luôn là giải pháp trung tâm của quá trình trị liệu. Để quá trình can thiệp tâm lý giáo dục đạt kết quả tốt hơn, thì việc gia đình phải cho trẻ hỗ trợ nhiều liệu pháp can thiệp khác nhau là cần thiết. Một trong những liệu pháp quan trọng hỗ trợ đắc lực cho quá trình trị liệu tâm lý, là liệu pháp y sinh.

Ngay nay, trẻ có rối loạn phát triển đang ngày càng ra tăng, tạo ra nỗi quan ngại lớn cho phụ huynh. Có những rối loạn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, và chưa có cách chữa trị tận gốc của rối loạn phát triển đó, có thể kể đến như chứng tự kỷ, thì việc cha mẹ sử dụng liệu pháp can thiệp tâm vận động, và liệu pháp can thiệp y sinh đang là lựa chọn hàng đầu. Vì nó mang lại những hiệu quả rõ ràng và tức thời.  

Can thiệp y sinh cho trẻ có rối loạn phát triển không nên dập khuân, mà cần linh hoạt, áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất theo từng độ tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ nên thiên về thức ăn có nguồn gốc tự nhiên hơn là những sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp, vì đồ chế biến công nghiệp bao giờ cũng có những chất bảo quản, những chất này thường không có lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh và thể lực của trẻ.

Trẻ tự kỷ không nên ăn gì?

Về thức ăn cấm: Nhóm thức ăn có liên quan đến bột mỳ như: (bánh mì, bánh kem, mì tôm, bánh quy, bim bim, bánh trứng, bánh bông lan, …..), nhóm thức ăn khác như: sô cô la, kẹo, đường. Trong các thức ăn nêu trên có chứa các chất gây kích ứng thần kinh, khiến trẻ khó vào giấc ngủ, dễ mất tập trung, hay chạy nhảy lăng xăng. Với những trẻ có rối loạn hành vi ở mức độ nặng, ngoài những biểu hiện của khó vào giấc ngủ, hay chạy nhảy, trẻ còn dễ ở trong tình trạng la hét, gồng mình, vứt đồ, tự đánh bản thân mình.

Ngoài những thức ăn cấm thì còn những thức ăn kiêng: Trẻ có rối loạn phát triển nói chung, cũng không nên ăn những thức ăn có sẵn như: xúc xích, bánh rán, cháo đóng gói, thịt đông lạnh, thịt hun khói…. Các sản phẩm đã qua bảo quản, không còn tươi nguyên tự nhiên cũng cần hạn chế.

- Về nước uống cấm: Trẻ có rối loạn phát triển tuyệt đối cấm các sản phẩm bia, rượu, nước ngọt công nghiệp, chất có gas, đường công nghiệp, cà phê. Một số trẻ phải kiêng sữa có thành phần của sữa bò (bao gồm cả sữa hộp, sữa tươi, sữa chua và váng sữa).

Những thức uống kiêng: (cam, chanh, bưởi, thuốc thần kinh, thuốc ngủ). Những loại đồ uống trẻ thích quá, ngày nào cũng uống, thậm chí ngày uống mấy lần, thì gia đình cũng nên căn chỉnh sao cho phù hợp. Ví dụ như trẻ rất thích uống nước cam, ngày 3-5 bữa nước cảm, gia đình sẽ dễ nhận thấy trẻ hay nghiến răng, hay gồng mình, dễ chạy nhảy lăng xăng, đi và đứng hay kiễng gót. Nên thay đổi các thức uống tự nhiên thường xuyên cho con. Sữa đậu nành, sữa dừa, sữa gạo, sữa khoai, nước ép hoa quả….. nên thay đổi thường xuyên trong tuần. Vì việc sử dụng đồ uống không đúng có thể khiến trẻ mất ngủ, khó kiểm soát hành vi làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình can thiệp tâm vận động cho trẻ.

Trẻ có rối loạn phát triển nên ăn gì?

- Rất nhiều trẻ rối loạn phát triển gặp vấn đề về hệ bài tiết, trẻ dễ bị táo bón, tiêu chảy…Rối loạn nội tiết sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn xúc cảm, trẻ dễ cáu tức, bứt dứt khó chịu. Vì vậy, hãy bổ sung các thức ăn giàu omega 3, probiotics có trong sữa chua, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm từ đậu nành. Tuy nhiên, nên tìm các loại không đường hoặc ít đường.

- Nên thêm nhiều hành tây, tỏi vào trong khẩu phần ăn của trẻ, nên cho trẻ uống nghệ vàng, và các loại thuốc bổ uống định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Ăn uống cân bằng sẽ giúp trẻ có một kháng thể tốt, sức khỏe được ổn định để đảm bảo học tập hiệu quả hơn.

- Tăng cường các loại quả mọng tươi và các rau xanh tự nhiên như: táo, xoài, dưa đỏ, mơ, khoai lang, bí đỏ, ngọn bí và rau xanh các loại.

Lưu ý:

Cân bằng dưỡng chất cho trẻ qua các đồ ăn, đồ uống có nguồn gốc tự nhiên, chưa qua bảo quản. Không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem thiết bị điện tử, cũng không nên đưa trẻ đi dong ra ngoài đường, công viên. Nên cố gắng cho trẻ ăn đúng giờ, đúng vị trí ngồi ăn. Ngoài ra cũng cần lưu tâm, với những thức ăn mới, gia đình cần cho trẻ ăn đầu bữa ăn, hãy ăn mẫu và hướng dẫn, khích lệ trẻ. Không nên ép trẻ với các đồ ăn mới. Tránh để trẻ sợ ăn những đồ lạ và có phản ứng chống đối, xúc cảm tiêu cực với hoạt động ăn.

Phụ huynh có nhu cầu tư vấn thêm: please call: 0 386 386 286

Các tin khác