Số lượng truy cập

  • 1
  • 0
  • 3
  • 9
  • 2
  • 5
  • 5
  • 1

fanpage An Phúc Thành fanpage An Phúc Thành

Vấn đề chung - Trẻ chậm nói

Tin tức nổi bật

Những tiêu chuẩn nghe hiểu và tương tác ở trẻ Những tiêu chuẩn bật âm và giao tiếp của trẻ Cha mẹ nên làm gì với con ở từng giai đoạn phát triển.

Ngày đăng: Sun Mar 05 15:36:57 GMT 2017

Chuẩn nghe hiểu và tương tác

0-3 -   Trẻ biết hóng chuyện, khi người lớn bế trẻ và tặc lưỡi nói chuyện trẻ nhìn mặt người nói chuyện và có những âm ê, a, đôi lúc còn cười, đạp chân và thể hiện hứng thú

3-6 -   Khi người lớn cọ mũi vào ngực trẻ, lấy khăn bông kéo nhẹ qua mặt trẻ và òa… trẻ hứng thú và cười, phát ra những âm thanh khác nhau khi trẻ gần người thân hoặc vật trẻ thích. 

6-12 -   Khi người lớn lăn quả bóng, cuộn len ra xa, hoặc thả từng viên bi vào chai la vi và lắc trẻ biết bắt chước làm theo và tỏ ra chăm chú, thích thú. Cuối 12 tháng trẻ đã có thể giơ tay bye, nói bà, mẹ, đi….

12-18 -   Trẻ có khả năng nghe hiểu được khoảng 100 từ kèm theo ngữ cảnh cụ thể. 

18-24 -   Trẻ có khả năng nghe hiểu được khoảng 200 từ thông dụng. Con có thể lấy một vật thông dụng hàng ngày ở phòng bên cạnh mà không cần giúp đỡ. (điện thoại, quả bóng, vật thông dụng hàng ngày mà trẻ vẫn được chơi)

24-30 -   Trẻ có khả năng nghe hiểu được các ngữ cảnh đơn giản mà người lớn đang muốn tương tác với trẻ, vốn nghe hiểu của trẻ vượt trên 400 từ 

30-36 -   Trẻ có khả năng nghe hiểu tốt các ngữ cảnh đời sống thường ngày.

Chuẩn bật âm và giao tiếp

0-3 -   Âm thanh khác nhau khi trẻ khóc

3-6 -   Trẻ có thể cười ra âm thanh, đôi lúc nói được ba ba, ma ma rồi lại mất đi, vỗ nhẹ vào miệng trẻ dạy phát âm A trẻ thích thú và phát âm

6-12 -   Biết kết hợp động tác tay với xúc cảm và ngôn ngữ (reo mừng kèm theo âm thanh khi thấy người thân, đồ vật mình thích, trẻ sớm đã có thể nó được ma ma, ba ba, bà, bim bim lúc 12 tháng)

12-18 -   Trẻ nói nhại lời câu 1-2 từ, luôn muốn bắt chước vuốt đuôi những từ cuối của câu. 

18-24 -   Trẻ có thể tự nói câu 2-3 từ, bước đầu trả lời được câu hỏi danh từ. 

24-30 -   Trẻ có thể nói câu trên 4 từ, bước đầu đặt câu hỏi ở đâu, gì đấy (bà làm gì đấy, bố ở đâu, quả bóng đâu…). 

30-36 -   Bước đầu chủ động dùng các từ biểu đạt đúng ngữ cảnh. Ôi, may quá, đẹp quá, sao mà nhiều thế, hỏi câu hỏi phong phú hơn với của ai, tại sao, khi nào, ở đâu… 

Cha mẹ nên làm gì với con ở từng lứa tuổi

0-3 -   Hãy nhìn gần vào trẻ 30cm, tặc lưỡi và nói chuyện với trẻ, vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên và vừa là khán giả. Trẻ sẽ rất hứng thú để bật những âm ê, a, u, ù,…

3-6 -   Tiếp tục các trò nói chuyện với trẻ, thêm các trò chơi gọi trẻ từ xa, ú òa, lấy các đồ vật nhiều màu sắc, âm thanh chơi với trẻ, luôn nhớ là dùng ngôn ngữ để diễn đạt mọi hoàn cảnh. 

6-12 -   Tiếp tục các trò chơi ú òa, gọi trẻ ở chỗ khuất, bước đầu chơi trốn tìm, khi trẻ bò ra đến nơi thì òa cho trẻ cười rồi lại chốn tiếp. Nên bế và bồng trẻ lên cao nhiều lần khi chơi với trẻ. 

12-18 -   Khi chơi với trẻ người lớn phải luôn dùng ngôn ngữ để biểu đạt tình huống, trẻ sẽ có xu hướng nắm bắt từ cuối của câu nên cần chia câu nói ra đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu. Không giải thích

18-24 -   Hướng dẫn trẻ nói câu hai từ (nói từ vế phải về vế trái - ạ, mẹ ạ, xin mẹ ạ, con xin mẹ ạ, nếu dạy trẻ nói nhát gừng từng từ thì kết thúc sau khi trẻ nói từng từ người lớn phải nói lại cả câu cho trẻ. Nên cho con đi lớp

24-30 -   Người lớn hãy tạo ra các tình huống chơi có đối tượng và xây dựng một mục đích cụ thể về nhận thức cũng như ngôn ngữ xử dụng của trẻ. Nên cho con đi chơi nhiều hơn vào buổi tối

30-36 -   Người lớn cần cho trẻ tham gia vào càng nhiều các mối quan hệ xã hội càng tốt. Tránh để cho trẻ xem ti vi, chơi ipad hoặc chơi một mình mà không có giúp đỡ. 

 

Các tin khác