Số lượng truy cập

  • 1
  • 0
  • 2
  • 5
  • 1
  • 3
  • 4
  • 1

fanpage An Phúc Thành fanpage An Phúc Thành

Can thiệp ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Tin tức nổi bật

Can thiệp ngôn ngữ với trẻ chậm phát triển trí tuệ cần tập trung vào ba yếu tố Y học - phục hồi chức năng: Giáo dục: Xã Hội:

Ngày đăng: Sun Mar 05 15:33:10 GMT 2017

Can thiệp ngôn ngữ với trẻ chậm phát triển trí tuệ cần tập trung vào ba yếu tố

1. Y học - phục hồi chức năng:

Cần huấn luyện để trẻ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày. Việc dạy trẻ giao tiếp phải gắn với những hoạt động này.  

Thời điểm dạy trẻ giao tiếp

Khi để trẻ tự xúc ăn, có thể dạy trẻ những từ chỉ tên thức ăn, các loại đồ uống, tên hoa quả, tên các đồ vật hàng ngày của trẻ.

Khi trẻ tắm giặt, rửa ráy: dạy chúng những từ gọi tên quần áo, đồ dùng, xà phòng, xô chậu,gáo…

Khi trẻ giúp mẹ làm nội trợ, dọn dẹp nhà cửa… Hãy gọi chúng tên gọi các đồ vật trong nhà, tên các vật nuôi, tên các dụng cụ sản xuất.

 Cách thức tăng vốn từ và giúp trẻ nói nhiều hơn

Lúc đầu chỉ nên dạy những từ đơn, nhắc đi nhắc lại để trẻ nhớ. Nói các câu ngắn và đơn giản để trẻ dễ nhớ.

Muốn cho trẻ dễ nhớ từ hơn, có thể vừa nói với trẻ vừa ra hiệu bằng cử chỉ, điệu bộ vì trẻ chậm phát triển nhớ các cử động bằng mắt dễ hơn nhớ các âm thanh lời nói.

Tăng dần vốn từ cho trẻ, giúp trẻ nói các từ thành câu ngắn, rồi câu dài hơn. Hãy nói với trẻ mọi nơi, và nói mọi điều mà trẻ được chơi, được làm điều trẻ thích.

Nếu trẻ nói đúng hoặc sử dụng các từ mới vừa học, hãy động viên trẻ bằng cách mỉm cười, vỗ về trẻ hoặc thưởng cho trẻ được chơi, được làm điều trẻ thích.

Tuỳ theo khả năng hiểu và nói của trẻ mà dạy ở mức độ phù hợp: 

Nếu trẻ mới bập bẹ nói được vài từ:

− Hát và tạo âm thanh để trẻ bắt trước: Để trẻ lên đùi hoặc ngồi bao lấy trẻ, vừa hát vừa lắc lư. Hát chậm vài lần sau đó vừa hát vừa dừng lại chờ để trẻ kết thúc câu hát đó.

Chỉ cho trẻ những vật gây tiếng động như tiếng ô tô, chó sủa, nước chảy…, làm những tiếng động đó để trẻ bắt trước.

Khi làm nội trợ: Bảo trẻ cùng làm, ví dụ: “ mẹ nấu cơm, còn con mang rau lại đây hoặc quét nhà”…

 Chơi với đồ vật

 Giấu đồ vật: Chỉ cho trẻ những thứ quen thuộc như: Bát đĩa, thìa cốc, giấu đi và bảo trẻ đi tìm.

Sử dụng đồ vật: Để một số vật như nồi, bát đĩa … trước mặt trẻ, khi quấy cơm, múc canh hãy nói về những điều bạn đang làm để trẻ nhắc lại.

Làm mẫu cho trẻ: Bạn cầm lược, nói tên “ lược”, rồi chải lên đầu mình nói “chải” sau đó đưa trẻ tự chải và nhắc lại “ chải  đầu” để trẻ nhắc lại lời bạn.

Vừa nói vừa dùng dấu

Dấu là những cử động của tay, thân thể ví dụ: ta hay xua tay tỏ ý “ không được” hoặc vẫy vẫy tay để tỏ ý “ lại đây” … Trẻ dễ nhớ từ dễ hơn nếu bạn vừa nói vừa dùng dấu. Càng nhiều càng tốt. Hãy nghĩ ra thật nhiều dấu.

Hãy dậy trẻ các đồ vật, tên mọi người, các hành động… để tăng từ của trẻ.

Nếu trẻ nói được nhiều từ hơn, câu ngắn:

Trẻ có thể hiểu bạn nhưng ít nói,  thường dùng các từ đơn mà không nói được thành câu.  Khi ấy trước hết bạn hãy tăng vốn từ của trẻ, sau đó mới có thể giúp nói thành câu được. Hãy sử dụng một số cách sau:

Để trẻ tự chọn câu trả lời:

Hãy hỏi trẻ trong bất kỳ tình huống nào để trẻ phải lựa chọn câu trả lời. Ví dụ: Trong bữa ăn: bạn hỏi: “ con ăn bằng đũa hay thìa?”, “ ăn cá hay ăn canh?”…Khi trẻ tắm xong bạn hỏi: “ con muốn mặc áo xanh hay áo vàng?”… Như thế trẻ phải nhớ các từ để trả lời.

Có thể trẻ không chọn đúng từ, hãy nhắc trẻ. Tương tự như vậy, hãy nói chuyện nhiều với trẻ, bình luận hoặc nhận xét về đội dép mới mà trẻ đi, cái áo, con gà… Hãy nhờ trẻ giúp bạn các việc vặt càng nhiều càng tốt. Trẻ sẽ có nhiều cơ hội học nói hơn. Hãy khen khi trẻ nói hoặc làm được một điều tốt.

Phân loại đồ vật

Là cách dậy trẻ các từ mô tả: to nhỏ, dài ngắn… Ví dụ: Khi trẻ gấp quần áo, bạn hỏi: quần của ai? Cái nào màu xanh? cái nào to hơn?… Phân loại theo số lượng và kích thước:

Nhiều ít, To - nhỏ, Dài - ngắn …

Theo chất lượng: màu sắc, cứng - mềm ..

Theo sử dụng: để nấu, để cắt, khâu …

Theo vị trí: trên dưới, trong ngoài, bên cạnh, đằng trước- đằng sau. Theo sở hữu: của mẹ, của bố, của anh…

Dạy trẻ cách so sánh: sưu tầm các tranh trong hoạ báo hoặc vẽ tranh có kích thước mỗi tranh có hình vẽ và các từ để mô tả đối lập nhau.

Ví dụ tranh mô tả: cao/thấp béo/ gầy rách/ mới lạnh/ nóng mùa đông/ mùa hè sáng /tối

Hãy để từng cặp tranh trước mặt trẻ và hỏi: “ anh nào béo?” để trẻ chỉ vào tranh đó. Khi trẻ đã thuộc hết tên tranh, hãy hỏi câu hỏi khác: “ anh này thế nào?” hoặc “ anh này béo, còn anh này…?”

Kể chuyện theo tranh

Khi trẻ nói được khá nhiều từ chỉ vật và chỉ hành động, bạn hãy giúp trẻ ghép các từ thành câu bằng cách kể cho trẻ để trẻ kể lại. Lúc đầu kể từng câu một, chờ trẻ nhắc lại, sau có thể kể vài ba câu hoặc một chuyện ngắn rồi hỏi lại trẻ, Khi đi chơi với trẻ trong làng, hãy nói về những điều đang diễn ra xung quanh. Sau đó yêu cầu trẻ kể lại những gì trẻ đã trông thấy, đã ăn, đã làm… Hãy dùng các câu hỏi: cái gì đây ? ở đâu? đang làm gi?

Khi trẻ đã biết trả lời tốt các câu hỏi này; hãy hỏi khác đi : “ Như thế nào? và Tại sao?

 2.  Giáo dục:

Trẻ có thể học cùng lớp với các trẻ em bình thường khác. Cha mẹ hoặc cộng tác viên PHCN cần gặp gỡ với các giáo viên mầm non hoặc tiểu học, trao đổi với họ về những khó khăn của trẻ. Khó khăn chính của giáo viên ở lớp là khó giao tiếp với trẻ, kiểm soát hành vi cư xử của trẻ trong giờ học. Cộng tác viên và cha mẹ cần thảo luận với giáo viên để lập kế hoạch dạy trẻ cho phù hợp với khả năng của trẻ.

Một số trẻ bị chậm nói nặng, hiểu ít, giao tiếp kém có thể lưu lại vài ba năm ở lớp mẫu giao lớn để học thêm nhiều kỹ năng, trong đó có kỹ năng giao tiếp của chúng. Có thể chọn các hình thức giáo dục khác như: học lớp mẫu giáo tư thục, học với một nhóm trẻ em tại nhà. Dù hình thức nào, thì đi học cũng là một trong những biện pháp tăng cường giao tiếp, kỹ năng xa hội và giúp kiểm soát hành vi của trẻ tốt hơn.

3. Xã Hội:

Tăng cường hoạt động vui chơi: là một trong những biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuỳ theo khả năng chơi của trẻ mà cộng tác viên và cha mẹ chọn lựa hoạt động chơi cho phù hợp.

Hình thức chơi tốt nhất để phát triển giao tiếp và ngôn ngữ là chơi đóng vai và chới nhóm. Thay đổi thường xuyên các hoạt động chơi và chủ đề chơi sẽ phát triển được ngôn ngữ. Ví dụ:

Chơi  đóng vai bố - mẹ - em bé: chăm sóc em bé sẽ cung cấp cho trẻ các từ ngữ liên quan đến xưng hô, từ về các hoạt động hàng ngày trong gia đình, mô tả trạng thái: đói, no, yêu, ghét, tối, sáng…

Chơi nhóm: một nhóm trẻ chơi trò lớp học, giáo viên, hoặc chơi bán hàng, chơi đi siêu thị… sẽ giúp trẻ bổ xung từ vựng liên quan đến các sinh hoạt xã hội… 

Các tin khác